Khi nào trẻ biết ngồi? Những lưu ý khi tập ngồi cho con
Bé có thể ngồi dậy khi được vài tháng tuổi, điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ có thể theo dõi sát sao quá trình phát triển của bé và đảm bảo rằng bé đang được chăm sóc tốt nhất.
1. Trẻ mấy tháng biết ngồi?
Hầu hết các bé học cách tự đứng lên từ tháng thứ 4 đến tháng 6. Tuy nhiên, lúc này bé chưa thể đứng thẳng và cần có sự hỗ trợ của người lớn. Từ tháng 7 đến tháng 9, trẻ sơ sinh sẽ trở nên khéo léo và có thể ngồi mà không cần hỗ trợ.
Trong tháng thứ tư, bé sẽ có nhiều thay đổi về ngoại hình và nhận thức. Cơ thể cũng trở nên linh hoạt hơn và thể hiện các cử chỉ đa dạng hơn. Vậy bé có thể làm gì ở độ tuổi này? Hãy cùng tìm hiểu những điều này.
2. Quá trình học ngồi của trẻ
Trẻ chỉ có thể thực hành kỹ năng ngồi khi phần cơ đầu và cổ đã cứng cáp. Lúc này, quá trình học ngồi của trẻ sẽ diễn ra như sau:
- Khi muốn ngồi, trẻ sẽ dùng cả 2 tay để chống phần trên của cơ thể sao cho ngực không chạm đất. Trong lúc này, trẻ cũng có thể học cách lật và lăn tròn.
- Đến 5 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự ngồi trong khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên rất dễ bị ngã vật sang 2 bên. Vì vậy, bố mẹ nên hỗ trợ hoặc kê gối xung quanh để trẻ không bị ngã.
- Sau một thời gian ngắn, trẻ có thể học cách tự cân bằng trong khi ngồi bằng cách chống tay hoặc nghiêng người về phía trước.
- Đến tháng thứ 7, trẻ đã có thể tự ngồi, đồng thời xoay người hoặc đưa tay với lấy mọi thứ xung quanh mà vẫn không ngã.
- Đến tháng 8, trẻ đã rất thành thạo kỹ năng này, thậm chí còn có thể ngồi lên bằng cách đẩy mình khi đang nằm sấp.
Khi đã thuần thục kỹ năng ngồi, trẻ có thể ngồi lên khi đang trong tư thế nằm sấp.
3. Nên làm gì để giúp trẻ học ngồi?
Để trẻ học ngồi dễ dàng hơn, bố mẹ nên giúp trẻ bằng cách:
- Khi trẻ mới biết ngồi, mẹ có thể đặt trẻ vào trong lòng và khoanh chân lại để bảo vệ trẻ. Điều này không chỉ giúp cải thiện kỹ năng ngồi của trẻ, mà còn giúp hai mẹ con gần gũi nhau hơn.
- Tạo điều kiện cho trẻ tập ngồi nhiều lần để thành thạo kỹ năng. Tuy nhiên, thay vì hỗ trợ mọi lúc khiến con ỷ lại, hãy cho trẻ không gian riêng để tự mình phát triển bản thân. Nhờ đó, trẻ có thể cảm nhận được khả năng chống đỡ của mông và chân thông qua việc ngọ nguậy cơ thể và nâng cao đầu.
- Cho trẻ tập nằm sấp và chơi trên sàn ít nhất 2 – 3 lần/ngày. Đồng thời đặt đồ chơi ở xung quanh để kích thích trẻ ngẩng đầu và với tay, đây đều là những động tác rất tốt cho tư thế ngồi, bò, lăn sau này.
Đọc thêm:
http://meonuoicon.net/nhung-dong-tac-yoga-don-gian-danh-cho-dan-van-phong/
4. Những lưu ý cần biết khi cho trẻ tập ngồi
Dưới đây là những lưu ý bố mẹ cần biết khi tập ngồi cho trẻ:
- Bố mẹ không nên ép buộc trẻ tập ngồi quá sớm hoặc trong khoảng thời gian dài vì dễ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các kỹ năng khác. Thay vào đó, chỉ cho trẻ tập ngồi khi trẻ cứng cáp hơn, đồng thời tạo nhiều điều kiện để trẻ tự phát triển kỹ năng ngồi.
- Luôn để con trong tầm mắt để đề phòng té ngã. Tốt nhất là nên đặt trẻ trên thảm êm, hoặc chèn gối và mền xung quanh.
- Đừng cho trẻ quá phụ thuộc vào các đồ vật hỗ trợ ngồi vì sẽ khiến trẻ ỷ lại, từ đó không nỗ lực nhiều để hoàn thiện kỹ năng.
- Luôn dọn dẹp vệ sinh khu vực con tập ngồi sạch sẽ. Đồng thời, để các vật dụng nhỏ, sắc nhọn, các ổ điện, dây… xa tầm tay con.
Bố mẹ hãy luôn tạo không gian an toàn tại khu vực con tập ngồi bằng cách vệ sinh sàn nhà sạch sẽ và loại bỏ các vật dụng nguy hiểm khỏi tầm tay trẻ.
5. Trẻ mấy tháng biết ngồi được coi là muộn?
Theo các chuyên gia, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, đặc biệt là trẻ sinh non sẽ chậm phát triển hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy phụ huynh không cần quá lo lắng khi đủ 4 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa biết ngồi như các bạn đồng trang lứa.
Tuy nhiên, nếu khi đến 4 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa thể dùng tay chống đỡ hoặc giữ đầu lên, hoặc 9 tháng tuổi chưa thể ngồi thì có thể trẻ đã bị chậm phát triển kỹ năng vận động thô. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác cảnh báo với bố mẹ tình trạng này:
- Các động tác chuyển động của trẻ rất yếu và không có lực.
- Không thường xuyên đưa tay.
- Tay chân của trẻ cứng hoặc mềm hơn bình thường.
- Khả năng nâng và giữ đầu kém.
- Tần suất cầm, nắm đồ vật và đưa lên miệng rất ít.
>>> Chi tiết tại: https://meonuoicon.net/khi-nao-tre-biet-ngoi-nhung-luu-y-khi-tap-ngoi-cho-con/