Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả mẹ đã biết?
Hăm da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… và ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Dưới đây, Nuôi Con Ngoan hướng dẫn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả, cùng tham khảo mẹ nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bé có những dấu hiệu của bênh hăm da, ba mẹ cần được đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến bé bị hăm da
Hăm là biểu hiện da bị viêm ở các vùng nếp gấp và dễ bị ẩm ướt như hăm cổ, hăm tã, hăm háng, hăm vùng kín. Nóng và ẩm là yếu tố chính gây là tình trạng này. Bên cạnh đó, sự cọ xát giữa các nếp gấp đi kèm tác động do mồ hôi, phân, nước tiểu có thể làm da tổn thương nặng hơn gây trầy xước da và bội nhiễm.
Những bé bụ bẫm thường có nguy cơ hăm vùng cổ cao hơn. Nguyên nhân là do cổ càng có nhiều ngấn sẽ càng đọng nhiều mồ hôi, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập dẫn đến hăm cổ.
Cũng giống như vùng da cổ, hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường vì da bé dị ứng với chất liệu của tã, hoặc giấy ướt dùng để lau, vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
Những vùng da của bé nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh hăm da
Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác làm bé bị hăm tã như quần áo, tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé, hóa chất trong bột giặt, chất làm mềm hay hương liệu từ sữa tắm gây kích ứng da con,…
Dấu hiệu phát hiện hăm mẹ cần biết
Phát hiện sớm tình trạng hăm ở trẻ giúp mẹ dễ dàng xử lý, tránh khiến bé đau đớn, khó chịu trong thời gian dày. Rất dễ nhận biết hăm, mẹ có thể quan sát một số triệu chứng chỉnh như:
– Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không ngon giấc.
– Phần da vùng nếp gấp nổi mẩn đỏ.
– Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt.
– Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da
Hướng dẫn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
Nguyên tắc chung để xử lý hăm là loại bỏ nguyên nhân gây hăm bằng cách vệ sinh sạch sẽ, sau đó làm dịu và giúp tổn thương trên da mau lành bằng kem trị hăm chuyên dụng. Mẹ có thể thực hiện cách trị hăm cho trẻ sơ sinh qua 3 bước sau đây:
Bước 1: Rửa sạch mông, bẹn hay vùng bị hăm bằng nước ấm, sạch.
Bước 2: Lau khô, nhẹ nhàng da con bằng khăn xô mềm và không chà xát mạnh mẹ nhé!
Bước 3: Thoa kem dưỡng chuyên dụng để làm dịu, kích thích phục hồi, tái tạo da.
Tham khảo các sản phẩm vệ sinh trẻ em an toàn, nhẹ dịu cho bé tại Nuôi Con Ngoan
Sử dụng các sản phẩm tắm và vệ sinh an toàn, nhẹ dịu với da bé
Lưu ý trong cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
Khi chăm sóc và điều trị hăm tã cho bé, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn:
– Không vội vàng dùng phấn rôm em bé hoặc bột ngô để điều trị khi thấy con có dấu hiệu hăm bởi những loại bột phấn này có thể kích thích làn da nhạy cảm của bé, làm chậm quá trình chữa trị.
– Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho bé bởi hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng, làm cho các triệu chứng hăm trở nên tồi tệ hơn.
– Không sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để làm sạch da vì nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.
– Không tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men cho người lớn để thoa cho bé. Trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Một số biện pháp chống hăm cho trẻ sơ sinh
Hăm tã không phải là căn bệnh nguy hiểm và cũng không gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, tuy nhiên nó có thể khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu. Ba mẹ có thể giúp be phòng tránh tình trạng này bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
– Làm sạch vùng dễ bị hăm bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng, hạn chế mồ hôi tích tụ tại các vùng này.
– Lựa chọn quần áo sơ sinh thoáng mát, tránh mặc đồ chật hoặc đồ bí bách gây khó khăn cho quá trình bài tiết mồ hôi.
– Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn ….. nên được giặt sạch trước khi dùng. Mẹ nên lựa chọn các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt.
Cho bé mặc đồ thoáng mát, tránh mặc đồ chật hoặc đồ bí bách
– Tắm và vệ sinh cho bé bằng nước sạch, sữa tắm dịu nhẹ, dành riêng cho con. Tránh các loại xà phòng, sữa tắm có hương liệu khiến da bé bị kích ứng. Mẹ nên chọn các dòng sữa tắm có chiết xuất thiên nhiên, nhẹ dịu cho làn da con.
Tham khảo các loại sữa tắm, dầu gội trẻ em cao cấp tại Nuôi Con Ngoan
– Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu.
– Nếu mẹ sử dụng khăn lau, hãy chọn khăn tắm trẻ em mịn và sạch. Cố gắng tránh những khăn hay giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc cồn.
– Thay tã thường xuyên mỗi một hoặc hai tiếng là cách để ngăn không cho phân, nước tiểu tiếp xúc với da bé trong thời gian dài.
Thay tã thường xuyên giúp chống hăm cho trẻ sơ sinh
– Thay vì cho bé mang tã suốt cả ngày, mẹ hãy để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày. Điều này không chỉ giúp cho vùng da mặc tã của bé trở nên khô thoáng mà còn giúp bé bớt thấy khó chịu do tã cọ xát vào vùng da bị đau rát.
– Khi thấy bé bị hăm tã, mẹ có thể thử cho bé thử sử dụng một loại tã khác. Mẹ nên chú ý chọn những loại tã thấm hút tốt, chống tràn, không chứa mùi hương gây kích ứng da và có kích cỡ phù hợp, tránh để bé cảm thấy khó chịu, chật chội, bí bách.
– Sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh có tính bảo vệ và ngăn ngừa.
Trên đây là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và một số biện pháp phòng tránh hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất, ba mẹ nên cho bé đi bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị thích hợp nhé.