Bị nứt đầu ti khi cho con bú: đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Bị nứt đầu ti khi cho con bú: đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

16/11/22

Bị nứt đầu ti khi cho con bú: đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Bị nứt đầu ti luôn là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bỉm sữa, khiến việc cho con bú trở lên đau nhức, khó khăn. Có nhiều yếu tố gây nứt đầu ti, nếu không hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý, mẹ sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng này.

Dấu hiệu bị nứt đầu ti

Trong thời gian đầu cho con con bú, việc mẹ cảm thấy đau ở đầu ti là điều khá bình thường và tình trạng này sẽ không kéo dài lâu. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nứt đầu ti sẽ cảm thấy đau và nứt phần ti ở một hoặc cả 2 bên vú đi kèm với các triệu chứng như:

– Khô da, nứt nẻ vùng núm vú

– Da bong tróc, có nhiều vảy trắng xung quanh

– Đầu ti mềm, biến dạng

– Vết nứt có thể rỉ hoặc chảy máu.

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ nên đi khám. Nếu tình trạng đầu ti bị nứt kéo dài có thể khiến bé không bú tốt, đồng thời mẹ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và đau đớn mỗi khi cho con bú.

Nguyên nhân khiến đầu ti bị nứt

Tình trạng đầu ti bị nứt khi cho con bú có thể bắt nguồn từ mẹ hoặc con. Các nguyên nhân thường gặp như:

– Tư thế cho con bú không đúng: bé không ngậm đầy miệng khiến núm vú bị nghiền giữa lưỡi và vòm, gây đau nhức cho mẹ và bé không nhận được nhiều sữa. Để giảm bị nứt đầu ti, mẹ nên cho bé bú đúng khợp ngậm, khi đó bé sẽ ngậm toàn bộ đầu ti và quầng vú, núm vú nên ở sâu bên trong miệng trẻ.

See also  Có nên dùng máy hút sữa? Cách chọn mua máy hút sữa đúng chuẩn cho mẹ

Xem thêm: Bú đúng khớp ngậm là gì? Lưu ý mẹ cần biết để bé bú khỏe, mẹ không đau

Cho con bú đúng cách sẽ giúp mẹ không bị nứt đầu ti

Cho con bú đúng cách sẽ giúp mẹ không bị nứt đầu ti

– Sử dụng dụng cụ hút sữa không đúng, chẳng hạn điều chỉnh lực hút quá mạnh cũng có thể làm tổn thương núm vú. Do đó, để tránh nứt đầu ti, mẹ nên lựa chọn máy hút sữa phù hợp, đọc kỹ hướng dẫn để sử dụng chính xác các thiết bị, dụng cụ hút sữa.

– Bé mắc tật líu lưỡi cũng có thể là nguyên nhân gây nứt đầu ti. Tình trạng này khiến các mô nối lưỡi với miệng bị ngắn hoặc kéo quá xa phía trước lưỡi nên khi bé bú sẽ làm mẹ đau núm vú, lâu ngày dẫn đến nứt đầu ti. Để chữa trị tật líu lưỡi, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có thể thực hiện phẫu thuật nhỏ cho bé.

– Bé bị tưa miệng hay nhiễm nấm men ở miệng có thể khiến vi khuẩn truyền sang đầu ti của mẹ, gây đau hoặc tổn thương cho đầu đi. Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé bú bình trong vài ngày để tình trạng bị nứt đầu ti của mẹ không trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời dễ dàng chăm sóc khi bé bị tưa miệng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên đưa con đi Bệnh viện Nhi Đồng hoặc khoa nhi tại các bệnh viện để khám và điều trị.

Cách chữa nứt đầu ti và phòng tránh hiệu quả

Sau khi xác định được nguyên nhân, mẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau để khắc phục cũng như phòng tránh tình trạng nứt đầu ti như:

– Làm sạch núm vú nhẹ nhàng sau khi cho bé bú để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mẹ nên dùng các sản phẩm sữa tắm chiết xuất thiên nhiên, an toàn, không có mùi thơm, không có chất tẩy rửa để nhẹ nhàng làm sạch núm vú mỗi ngày một lần.

See also  Có nên dùng máy hút sữa? Cách chọn mua máy hút sữa đúng chuẩn cho mẹ

– Vắt sữa mẹ và thoa lên đầu ti: Sữa mẹ với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn sẽ giúp chữa lành tình trạng viêm, nứt đầu ti hiệu quả.

– Chia và trữ sữa để luôn có nguồn sữa sẵn sàng cho con bú, tránh tình trạng mẹ tắc sữa hoặc ít sữa, bé sẽ bú mạnh khiến vú bị nứt cổ gà.

Tham khảo các sản phẩm chia, trữ sữa tại Nuôi Con Ngoan

Luôn có nguồn sữa dự trữ cho bé bú

Luôn có nguồn sữa dự trữ cho bé bú

– Sử dụng các sản phẩm trị nứt đầu ti chuyên dụng để bôi lên phần ti sau mỗi lần cho bú để giảm đau, mau lành và không để lại sẹo.

– Chườm lạnh để làm tê đầu ti trước khi bé bú sẽ giúp mẹ giảm đau khi bé bắt đầu bú.

– Kiểm tra khớp ngậm và tập cho bé bú đúng khớp ngậm: Vị trí ngậm tốt nhất là cằm bé phải chạm vào phần dưới của ti. Thử nhiều tư thế bú khác nhau, chẳng hạn như để bé nằm trong lòng bạn hoặc cho bé nằm bên cạnh để tìm ra được tư thế cho bé bú phù hợp nhất.

Lựa chọn máy hút sữa có lực hút và kích thước phù hợp. Không hút sữa quá lâu trong một cử.

Xem thêm: Hút sữa bằng máy bị đau: Đi tìm nguyên nhân và giải pháp cho mẹ

Nếu đã thử hết các phương pháp trên mà tình trạng bị nứt đầu ti không có dấu hiệu cải thiện, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp nhất nhé!