Lo lắng khi trẻ sơ sinh bị khan tiếng? Mẹ hãy áp dụng ngay các phương pháp sau!
Tình trạng trẻ sơ sinh bị khan tiếng khiến không ít ba mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục thế nào? Tình trạng này có đáng lo không? Hãy cùng Nuôi Con Ngoan tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khan tiếng
1.1. Trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp
Nhiều trẻ bị sốt, nhiễm lạnh hay cảm cúm có thể gây ho, sổ mũi dẫn đến khan tiếng. Đây là lý do phổ biến nhất và xảy ra thường xuyên khiến trẻ sơ sinh bị khan tiếng.
Một số trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus và một vài vi khuẩn có thể dẫn đến viêm thanh quản, khiến giọng của bé trở nên khan đặc.
Virus parainfluenza là một loại virus khác có thể khiến trẻ sơ sinh bị khan tiếng, ho khan hoặc thở rít. Các triệu chứng này cùng với sốt nhẹ và sổ mũi sẽ tạo thành tình trạng viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ. Bệnh này diễn biến từ nhẹ đến nặng, do đó ba mẹ nên theo dõi và đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị tùy theo mức độ nghiêm trọng.
1.2. Trẻ sơ sinh bị khan tiếng do viêm thanh quản
Tình trạng giọng của trẻ sơ sinh khản đặc còn có thể đến từ nguyên nhân bé khóc quá nhiều, bé ho trong thời gian dài hay la hét đùa nghịch lớn tiếng khiến thanh quản làm việc quá sức, dây thanh quản căng lên, dẫn đến viêm thanh quản hoặc có thể làm chảy máu thanh quản.
Khi bị viêm, dây thanh quản bị bịt kín làm trẻ không thở được gây tình trạng khan tiếng và ảnh hướng đến việc cung cấp oxy lên não.
Khóc hay ho trong thời gian dài có thể khiến bé bị viêm thanh quản
1.3. Trào ngược dạ dày
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến trẻ bị khan tiếng. Trào ngược axit khá phổ biến ở trẻ sơ sinh vì hệ thống tiêu hóa vẫn chưa phát triển toàn diện. Khi trào ngược dịch dạ dày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dây thanh quản khiến bé bị khan tiếng và có thể làm cho bé bị viêm phổi, viêm hô hấp.
1.4. Khan tiếng do môi trường không khí ô nhiễm
Phổi trẻ sơ sinh nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại. Do đó, việc trẻ hít phải khói bụi từ ô nhiễm không khí trong nhà, ngoài môi trường, khói thuốc lá… cũng có thể gây kích ứng dây thanh quản non nớt, khiến trẻ sơ sinh bị khan tiếng.
1.5. Bé bị khan tiếng khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
Các chất gây dị ứng như thực phẩm, lông chó mèo, hóa chất, phấn hoa có xu hướng giải phóng histamine vào hệ hô hấp gây tình trạng khan tiếng cho trẻ.
1.6. Trẻ sơ sinh bị khan tiếng do bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm như sốt phát ban, chân tay miệng, sởi từ virus… cũng khiến bé bị khan tiếng.
2. Trẻ sơ sinh bị khan tiếng: khi nào thì đáng lo?
Khan tiếng kéo dài, không thuyên giảm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé sơ sinh
Khi tình trạng khan tiếng của trẻ đi kèm với các dấu hiệu sau mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra kỹ lưỡng và đưa ra phương án điều trị phù hợp:
- Trẻ ho khan, ho lâu ngày, có đờm và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Bị đau họng kéo dài rất lâu
- Có vấn đề trong khi thở và tạo ra âm thanh khò khè
- Cổ họng của trẻ bị rát, khô và khó nói
- Trẻ thở không đều, thở khó khăn, tiếng thở rít
- Mất cảm giác ngon miệng hoặc gặp vấn đề trong khi nuốt
- Giọng thay đổi, khàn khàn, âm phát ra thô hoặc giọng yếu và tạo ra các âm thanh the thé, bất thường
- Mất giọng, khó có thể bật ra tiếng
3. Trẻ sơ sinh bị khan tiếng phải làm sao?
Để ngăn chặn hoặc giảm tình trạng khan tiếng ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
3.1. Điều trị dứt điểm viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ bị viêm mũi họng, mẹ cần cần điều trị dứt điểm cho bé, đừng để kéo dài sẽ dần khiến bé viêm thanh quản.
3.2. Theo dõi kỹ bệnh tình của con
Mẹ lưu ý, khan tiếng do viêm thanh quản cấp có thể diễn tiến rất nhanh, tình trạng khó thở vì thanh quản đã bị phù nề, bít kín đường hô hấp sẽ xảy ra một cách bất ngờ. Vì vậy, khi trẻ bi viêm đường hô hấp trên và có biểu hiện khan tiếng thì nên đưa trẻ đi khám ngay nhé!
3.3. Cho trẻ sơ sinh ăn uống đủ chất và uống đủ nước
Mẹ nên bổ sung cho bé thêm vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày. Cho bé uống nước bằng việc tăng số lần cho bé bú hoặc bổ sung nước nếu con đã vượt mốc 6 tháng tuổi.
3.4. Giúp bé luôn vui vẻ, thoải mái
Mẹ nên giúp con luôn có tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh để trẻ khóc, la hét, nói to ảnh hưởng đến thanh quản của bé.
Giữ cho bé luôn vui vẻ, thoải mái, tránh khóc hay la hét lớn
3.5. Tránh các chất gây dị ứng và chất kích thích
Nếu biết bé bị dị ứng với yếu tố nào, mẹ hãy hạn chế tối đa việc bé phải tiếp xúc với chúng. Đồng thời, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất và mùi thuốc lá.
3.6. Kiểm soát hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh
Nếu bé gặp phải chứng colic gây ra tình trạng khóc nhiều, mẹ hãy thử quấn khăn cho con (kiểu như bọc kén) và bật một bài hát ru, đu đưa trên võng hay nhẹ nhàng vỗ về con để làm dịu sự khó chịu của bé.
Chăn ủ kén dành cho trẻ sơ sinh tại Nuôi Con Ngoan được làm từ chất vải cotton tự nhiên siêu mềm mại, cho cảm giác ấm ám và dễ chịu, giúp bé hạn chế quấy khóc khi ngủ. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực cho mẹ giúp bé giảm quấy khóc hiệu quả!
Mua ngay chăn, ủ kén cho trẻ sơ sinh tại Mothercara
3.7. Không cho trẻ ăn quá no và điều trị trào ngược đúng cách
Bé ăn quá no dễ làm tăng tình trạng trào ngược, dễ kích thích các bệnh hô hấp.
3.8. Vệ sinh thân thể và tránh để bé bị lạnh
Mẹ nên tắm rửa cho bé thật kỹ mỗi ngày, đặc biệt là vệ sinh răng miệng. Mẹ nên sử dụng các loại bàn chải dành riêng cho trẻ sơ sinh giúp chải sạch răng lợi và an toàn hơn cho bé.
Sau khi tắm, hãy nhanh chóng lau khô người cho bé. Mẹ nên sử dụng các loại khăn choàng tắm có mũ giúp che chắn tối đa phần vai, cổ, tránh để bé bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, mẹ không nên để bé nằm điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hay để quạt hướng thẳng vào cơ thể.
Mua ngay vật dụng hỗ trợ tắm bé cao cấp tại Nuôi Con Ngoan
Tắm rửa kỹ càng và giữ ấm bé giúp giảm tình trạng khan tiếng
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ xác định được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khan tiếng và các cách khắc phục phù hợp nhất!